Cuốn sách "Nghiên cứu văn học Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI" cung cấp thông tin về tình hình nghiên cứu văn học Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI theo lát cắt thời gian, gợi mở một số vấn đề về nghiên cứu văn học Trung Quốc cho những người quan tâm, các nhà nghiên cứu và các học giả Việt Nam. Sách gồm 4 chương:
Chương I: Một số khái niệm và thuật ngữ trong nghiên cứu văn học Trung Quốc
Các khái niệm và thuật ngữ dùng trong nghiên cứu văn học cổ đại Trung Quốc được hệ thống từ các tài liệu tiếng Trung khác nhau của các học giả. Tuy chưa chỉ ra quan điểm của từng nhà nghiên cứu cụ thể nhưng đó là nội hàm chủ yếu thể hiện quan điểm chung về các khái niệm, thuật ngữ. Các thuật ngữ liên quan đến văn học cổ đại có: văn học cổ đại Trung Quốc, văn học cổ điển Trung Quốc, Hồng học, tạp kịch, hí khúc, Tống từ, Nguyên khúc...
Các thuật ngữ chủ yếu liên quan đến văn học hiện đại Trung Quốc gồm: văn học hiện đại, văn học mới, phong trào văn học mới Ngũ Tứ, văn học cách mạng, phái cảm giác mới, văn học hương thổ (văn học viết làng quê, thôn quê), cựu thi hay cựu thể thi, trào lưu văn học hiện đại.
Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc có sự kế thừa từ nghiên cứu văn học cổ đại, văn học hiện đại, nhưng cũng có một số thuật ngữ khác chỉ dùng chuyên biệt trong nghiên cứu văn học đương đại như: văn học đương đại Trung Quốc, trào lưu văn học mạng, phái văn học tự do Trung Quốc, văn học thông tục (văn học lưu hành thông tục) Trung Quốc, văn học thanh niên mới, văn học thập thất niên, văn học thế kỷ mới, văn học vết thương, văn học tri thanh, văn học phản tư, văn học cải cách, văn học thời kỳ mới, thi phái Mông lung, văn học tầm căn, văn học tiên phong, văn học Linglei, văn học nữ tính (văn học nữ quyền), nhà văn thời đại tân sinh.
Chương II:Thông tin nghiên cứu về văn học Trung Quốc cổ đại hai thập niên đầu thế kỷ XXI
Chương II tổng quan nghiên cứu về văn học cổ đại Trung Quốc trên hai tạp chí Bình luận văn học và Phê bình văn học Trung Quốc từ đầu thế kỷ XXI đến nay tương đối đa dạng, trải dài qua các triều đại phong kiến Trung Quốc nói chung, từng triều đại nói riêng. Các nhà nghiên cứu đã có những ý tưởng mới, tư tưởng mới để phù hợp với bước đi của thời đại và bối cảnh hội nhập. Về hướng nghiên cứu văn học cổ đại Trung Quốc trong liên ngành với các ngành khác, một số bài viết tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn học với văn hoá; văn học với mỹ học; văn học với tôn giáo; văn học với ngôn ngữ; văn học với triết học. Nghiên cứu về các triều đại trong lịch sử văn học Trung Quốc cổ đại được triển khai theo các hướng văn học của một hay nhiều triều đại, nổi bật có cụm vấn đề liên quan đến văn học thời Minh, Thanh. Có thể thấy rằng, các học giả Trung Quốc đã quét hết toàn bộ văn học cổ đại Trung Quốc, tuy rằng có chỗ lỗ mỗ nhưng đã bao phủ được cả văn học thời Tiên Tần, Lưỡng Hán, Nam Bắc Triều, Đường, Tống, Liêu, Kim, Nguyên, Minh, Thanh.
Chương III: Thông tin nghiên cứu về văn học Trung Quốc hiện đại hai thập niên đầu thế kỷ XXI
Thành tựu nghiên cứu về văn học hiện đại Trung Quốc được đăng trên tạp chí Bình luận Văn học và Phê bình Văn học Trung Quốc từ năm 2000 đến năm nay có một số vấn đề nghiên cứu chung về văn học thời kỳ Ngũ tứ và nghiên cứu từng cá nhân tác giả, tác phẩm. Tuy nhiên, mảng bài viết nghiên cứu về Lỗ Tấn nhiều hơn so với các nhà văn khác cùng thời kỳ. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu sâu hơn về tác phẩm của các nhà văn tiêu biểu như Lỗ Tấn, Mao Thuẫn, Lão Xá..., mà bỏ ngỏ nghiên cứu về thân thể, thành tựu sáng tác của các nhà văn khác như Hứa Kiệt, Lỗ Ngạn, Hứa Khâm Văn, Đài Tĩnh Nông, Vương Nhiệm Thúc, Phan Huấn, Đào Xương Tôn, Diệp Đỉnh Lạc, Đằng Cố, Vương Dĩ Nhân, Tưởng Quang Từ, Trương Thiên Dực, Hồ Dã Dĩnh, Nhu Thạch, Ngụy Kim Chi, Đông Bình, Diệp Tử, Sa Đinh, Ngải Vu, Vương Thống Chiếu... Có thể thấy, so với văn học cổ đại và đương đại, nghiên cứu về văn học hiện đại có số lượng bài ít hơn, trong đó thiếu cả những bài viết nghiên cứu chung cũng như nghiên cứu chuyên sâu. Ngoài ra, một loạt các nhà văn hiện đại cánh Tả như Túc Quân, Túc Hồng, Thư Quần, Âu Dương Sơn, Thảo Minh, Hắc Đinh... cũng vắng bóng trên tạp chí Bình luận Văn học và Phê bình Văn học Trung Quốc từ đầu thế kỷ mới đến nay.
Thành tựu nghiên cứu về văn học hiện đại Trung Quốc thể hiện lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc phát triển theo tiến trình có sự kế thừa các giai đoạn trước nhưng có bước phát triển mới đáng kể. Sáng tác văn học hiện đại Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhất là mảng tiểu thuyết và truyện ngắn, nổi bật với các tên tuổi Lỗ Tấn, Mao Thuẫn, Lão Xá, Diệp Thánh Đào, Ba Kim, Diệp Tử, Đinh Linh, Lưu Bạch Vũ, Diệp Thiệu Câu, Uông Kính Hi, La Gia Huân, Băng Tâm, Phác Nguyên, Quang Từ, Triệu Lệ Hoằng. Văn học hiện đại Trung Quốc chia làm nhiều nhóm và trường phái sáng tác. Nhóm sáng tác Bắc Kinh đi theo hướng hiện đại có nhiều thành tựu hơn cả. Phái cảm giác mới nghiêng về phản ánh đời sống hiện thực đô thị hiện đại. Lịch sử văn học hiện đại thời kì Ngũ tứ ghi dấu ấn đặc sắc trên bầu trời văn học hiện đại Trung Quốc với cựu phái kiên trì đi theo hướng sáng tác truyền thống. Một số nữ tác gia sáng tác theo hướng nữ quyền, khẳng định vai trò và vị trí của nữ giới trong xã hội Trung Quốc hiện đại. Đi theo hướng này có tác gia tiêu biểu Đinh Linh. Ngoài ra, văn học hiện đại Trung Quốc có một số khuynh hướng sáng tác hiện đại nổi bật khác như sáng tác Hương thổ (làng quê), trữ tình hiện đại.
Chương IV: Thông tin nghiên cứu về văn học Trung Quốc đương đại hai thập niên đầu thế kỷ XXI
Thành tựu nghiên cứu về văn học đương đại qua những bài viết được đăng tải trên hai tạp chí nghiên cứu văn học của Trung Quốc làBình luận văn họcvà Phê bình văn học Trung Quốctừ năm 2000 đến nay tương đối phong phú, đa dạng. Một số vấn đề được đề cập nhiều trong các trào lưu, khuynh hướng sáng tác và nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với các ngành khoa học khác (như mối quan hệ giữa văn học với văn hoá, văn học với chính trị, văn học với điện ảnh, văn học với lịch sử, cách mạng, văn học với phê bình sinh thái, văn học với mỹ học). Tuy nhiên, mảng nghiên cứu về văn học Trung Quốc đương đại mới chỉ tập trung vào các tác giả nổi tiếng hoặc có nhiều thành tựu sáng tác, hay những tác giả là điểm nóng trên văn đàn. Nhiều bài viết tập trung nghiên cứu về những vấn đề được coi là tiêu điểm mà bỏ ngỏ nhiều vấn đề khác cũng có ý nghĩa và giá trị nhất định.:Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
:NXB Khoa học xã hội
:2024
:TS. NGuyễn Thị Hiền
:20x14 (cm)
:410 (g)
:Bìa mềm
:350
:9786043649543
Chi tiết về các phương thức mua hàng và các tùy chọn thanh toán có thể được thanh toán
Khi bạn đọc muốn nhận tài trợ và thuộc đối tượng đủ điều kiện nhận tài trợ, bạn đọc có thể tích chọn vào “Nhận tài trợ” tại đợt tài trợ phù hợp, sau đó bạn đọc bấm chọn “Mua ngay” hoặc “Cho vào giỏ sách” và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để tiến hành đặt mua sách.
Trong một số trường hợp đặc biệt, để xác minh điều kiện nhận tài trợ, bạn có thể cần upload ảnh chụp của giấy tờ tuỳ thân. Những trường hợp này, thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật theo chính sách bảo mật của Sàn.
Chi tiết giao hàng của các gian hàng cho các đơn hàng
Tối đa 2 ngày làm việc (đóng cửa vào Chiều thứ 7 - Ngày Chủ nhật) sau khi kiểm tra tồn kho thành công
Đơn vị vận chuyển
Vnpost
Nhất Tín Express
Đơn vị vận chuyển
Vnpost
Nhất Tín Express
Đánh giá & bình luận