Phát triển kinh tế xanh là xu hướng tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó bao gồm cả Nam Phi, Nigeria và Việt Nam. Việc chuyển đổi từ kinh tế nâu, kinh tế tuyến tính sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn giúp ứng phó với biến đổi khí hậu với các hiện tượng cực đoan như: hạn hán, lũ lụt, bão, xói lở đang ngày càng tác động nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường, đồng thời bảo tồn đa dạng hệ sinh thái, giảm thiểu phát thải và bảo vệ môi trường, trong khi góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, an ninh xã hội.
Nam Phi, Nigeria và Việt Nam đều là các quốc gia khẩn trương và tích cực hoạch định các chiến lược, chính sách, kế hoạch để phát triển kinh tế xanh và thực hiện cam kết mạnh mẽ về biến đổi khí hậu (CO26) và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” đến năm 2050 và 2060. Các chiến lược, chính sách, kế hoạch đều tập trung vào những nội dung cơ bản phát triển kinh tế xanh để làm sao đạt được đồng thời cả ba lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường. Quá trình phát triển kinh tế xanh của Nam Phi, Nigeria và Việt Nam cũng đạt được một số thành tựu như: ban hành một loạt chính sách, luật quy định về phát triển kinh tế xanh; sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ đang dịch chuyển sang xu hướng xanh, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên và thân thiện với môi trường..... Phát triển kinh tế xanh tạo ra nhiều cơ hội cho Nam Phi, Nigeria và Việt Nam như: bảo đảm an ninh lương thực và năng lượng, nâng cao tính cạnh tranh và vị thế trong khu vực và trên thế giới, thu hút vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: chính sách, quy định chồng chéo; cơ cấu kinh tế ngành vẫn phụ thuộc chủ yếu vào công nghiệp khai thác khoáng sản, năng lượng tái tạo phát triển chưa mạnh trong khi vẫn phụ thuộc nhiều vào năng lượng hóa thạch; nhận thức về sản xuất và tiêu dùng xanh chưa cao, độ phủ hay tính bao trùm của các ngành kinh tế xanh vẫn còn hạn chế… Ngoài ra, quá trình phát triển kinh tế xanh của Nam Phi, Nigeria và Việt Nam còn gặp không ít thách thức cả bên trong và bên ngoài. Xét thách thức bên trong đó là trình độ quản lý yếu kém, nạn tham nhũng, đặc biệt là ở Nam Phi và Nigeri còn bất ổn xã hội, bạo loạn và xung đột xảy ra thường xuyên, bên cạnh đó thiếu nguồn vốn dành cho các dự án phát triển kinh tế xanh… Xét về thách thức bên ngoài thì đại dịch Covid-19, cạnh tranh địa chính trị gay gắt của các cường quốc trong khu vực, cụ thể là giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc… tạo nên sự lôi kéo lực lượng, chia phe, gây mất đoàn kết toàn châu lục khiến tiến trình AfCFTA gặp trở ngại, và gần đây là cuộc chiến giữa Nga và Ukraine cũng khiến cho việc triển khai các dự án phát triển kinh tế xanh gặp khó khăn khi thiếu nguồn tài trợ quốc tế…
:Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
:NXB Khoa học xã hội
:2024
:PGS.TS Lê Phước Minh
:20x14 (cm)
:310 (g)
:Bìa mềm
:268
:9786043081657
Chi tiết về các phương thức mua hàng và các tùy chọn thanh toán có thể được thanh toán
Khi bạn đọc muốn nhận tài trợ và thuộc đối tượng đủ điều kiện nhận tài trợ, bạn đọc có thể tích chọn vào “Nhận tài trợ” tại đợt tài trợ phù hợp, sau đó bạn đọc bấm chọn “Mua ngay” hoặc “Cho vào giỏ sách” và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để tiến hành đặt mua sách.
Trong một số trường hợp đặc biệt, để xác minh điều kiện nhận tài trợ, bạn có thể cần upload ảnh chụp của giấy tờ tuỳ thân. Những trường hợp này, thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật theo chính sách bảo mật của Sàn.
Chi tiết giao hàng của các gian hàng cho các đơn hàng
Tối đa 2 ngày làm việc (đóng cửa vào Chiều thứ 7 - Ngày Chủ nhật) sau khi kiểm tra tồn kho thành công
Đơn vị vận chuyển
Vnpost
Nhất Tín Express
Đơn vị vận chuyển
Vnpost
Nhất Tín Express
Đánh giá & bình luận