Hoạt động di cư lao động sang bên kia biên giới của các tộc người vùng biên ở nước ta, nhất là khu vực biên giới Việt nam – Trung Quốc gần đây đã nhận được nhiều quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước trên nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lạng Sơn là một trong những tỉnh có hoạt động di cư lao động sang Trung Quốc sôi động và phổ biến với sự đa dạng về loại hình. Người Tày và Nùng là những tộc người có lịch sử cư trú lâu đời, có dân số đông nhất tỉnh Lạng Sơn và cũng là những tộc người tham gia chủ yếu vào hoạt động di cư lao động sang Trung Quốc. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu và cơ hệ thống.
Cuốn sách này tập trung tìm hiểu các hoạt động sinh kế gắn với di cư lao động của người Tày và Nùng trong khoảng thời gian từ năm 1991 (thời điểm chính thức bình thường hóa quan hệ hai nước Việt Nam – Trung Quốc) đến nay. Từ góc độ nhân học/dân tộc học, dựa trên tư liệu điền dã tại hai xã giáp biên (xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc và xã Thanh Long, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn), phân tích nguyên nhân, thực trạng và tác động của hoạt động di cư lao động của người Tày và Nùng ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn. Trên cơ sở đó, làm rõ những vấn đề nổi lên, đưa ra các khuyến nghị và giải pháp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân tác động đến di cư lao động sang Trung Quốc của người Tày, Nùng ở vùng biên nước ta. Trong đó các nguyên nhân chủ quan, đặc thù về điều kiện ở địa phương như khó khăn về nguồn lực tự nhiên - đất đai, rừng, và thiếu việc làm phi nông nghiệp, thu nhập thấp...tạo nên lực đẩy di cư lao động đối với ngưới dân – đây là nguyên nhân chính cơ bản nhất; sức hút từ sự phát triển kinh tế ở bên kia biên giới, và từ quan hệ đồng tộc gần gũi với người Choang ở vùng lân cận bên Trung Quốc. Trước đại dịch COVID-19, hoạt động di cư lao động sang bên kia biên giới của người Tày, Nùng đóng vai trò chủ đạo trong thu nhập của bà con địa phương, thu hút không chỉ người nghèo mà cả các đối tượng khác tham gia nhằm mục đích nâng cao đời sống hộ gia đình.
:Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
:NXB Khoa học xã hội
:2024
:Vũ Đình Mười
:24x16 (cm)
:460 (g)
:Bìa mềm
:306
:9786043649673
Chi tiết về các phương thức mua hàng và các tùy chọn thanh toán có thể được thanh toán
Khi bạn đọc muốn nhận tài trợ và thuộc đối tượng đủ điều kiện nhận tài trợ, bạn đọc có thể tích chọn vào “Nhận tài trợ” tại đợt tài trợ phù hợp, sau đó bạn đọc bấm chọn “Mua ngay” hoặc “Cho vào giỏ sách” và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để tiến hành đặt mua sách.
Trong một số trường hợp đặc biệt, để xác minh điều kiện nhận tài trợ, bạn có thể cần upload ảnh chụp của giấy tờ tuỳ thân. Những trường hợp này, thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật theo chính sách bảo mật của Sàn.
Chi tiết giao hàng của các gian hàng cho các đơn hàng
Tối đa 2 ngày làm việc (đóng cửa vào Chiều thứ 7 - Ngày Chủ nhật) sau khi kiểm tra tồn kho thành công
Đơn vị vận chuyển
Vnpost
Nhất Tín Express
Đơn vị vận chuyển
Vnpost
Nhất Tín Express
Đánh giá & bình luận